Sốc! Ông trùm giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa chết

Ông trùm giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa chết. Chủ tịch nước vội vàng đến thăm :burn_joss_stick:


Lễ viếng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ Sáng 22/10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cùng đại diện các ban, ngành đến viếng lễ tang đệ tam Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Thể theo di nguyện cuối đời của cố Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, ngày 22-23/10, Thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tang lễ trang trọng nhưng đơn giản tại Tổ đình Viên Minh (chùa Ráng) ở xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Đây là nơi ông trở thành Viện chủ và tu tập hàng chục năm qua.

Tang lễ đơn giản theo di nguyện​

Từ tờ mờ sáng, nhiều tăng ni, phật tử đã tập trung tại chùa để chuẩn bị cho tang lễ của cố trưởng lão. Ngôi chùa nằm ven sông Hồng, tách biệt với khu dân cư, một bên là triền đê, một bên là đồng ruộng. Xung quanh chùa nhiều cây xanh, cảm giác thanh tịnh, yên ả.
Theo lời kể của nguyên lãnh đạo vụ thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ, thời điểm ông đến thăm thầy Tuệ cách đây 30 năm, bao quanh chùa vẫn là đồng ruộng, rặng tre. Hòa thượng Thích Phổ Tuệ đã cùng các đệ tử tự cấy lúa, làm vườn, sống "tự cung tự cấp". Gần đây, khuôn viên chùa mới được cơi nới, sửa sang, xây thêm các gian phòng phục vụ công việc.

Lễ viếng của cố Đức pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tổ chức tại Tổ đình Viên Minh. Ảnh: Đức Anh.
tang le co phap chu Thich Pho Tue anh 1

Lễ viếng của cố Đức pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tổ chức tại Tổ đình Viên Minh. Ảnh: Đức Anh.
tang le co phap chu Thich Pho Tue anh 1

tang le co phap chu Thich Pho Tue anh 1
Lễ viếng của cố Đức pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tổ chức tại Tổ đình Viên Minh. Ảnh: Đức Anh.
Trước khi viên tịch, Đại lão Hoà thượng Thích Phổ Tuệ có khẩu dụ: Sau khi tôi theo hầu Phật Tổ thì không được tổ chức tang lễ linh đình. Nghi lễ giản đơn, ngắn ngày theo truyền thống Đạo Phật và tổ chức tại chùa Viên Minh. Đề nghị không vòng hoa phúng điếu, không tiểu sử dài dòng, không tiêu tốn thời gian và tổn hại công đức của tăng ni và phật tử.
Tang lễ được tổ chức trang trọng đúng theo di nguyện của Đại lão Hòa thượng.
Linh cữu được bày hoa tươi xung quanh, hạn chế vòng hoa. Người đến viếng được yêu cầu xếp giày dép ngay hàng thẳng lối trước khi bước vào tổ đình dâng hương. Các nghi lễ phúng viếng và cúng bái nhanh gọn, được làm theo đúng nghi thức của nhà Phật.
Ông Nguyễn Văn Minh (ở Thường Tín) cho biết vợ chồng ông đã xuống chùa từ đêm hôm 21/10, sau khi nghe tin Đại lão Hòa thượng viên tịch. Ông cùng vợ và các con dành ngày cả ngày hôm sau để hỗ trợ tổ chức lễ tang.
"Khi còn sống, cụ cho tôi cùng vợ con tôi nhiều lời khuyên, bài học khiến chúng tôi rất cảm kích. Khi nghe tin cụ mất, nước mắt tôi cứ trào ra, vô cùng thương tiếc", ông Minh bày tỏ.
Mỗi năm đều đến chùa để diện kiến bậc Trưởng lão Hòa thượng và được nghe thầy giảng đạo, bà Lý Thị Chu (ở xã Quang Lãng) cho biết bà hụt hẫng khi nghe tin thầy đã về cõi niết bàn. Nhiều năm qua, bà cùng các tăng ni, phật tử được lĩnh hội tư tưởng, lối sống và trí tuệ tinh thông từ thầy.
Hôm nay, bà xúc động khi về chùa viếng vị cao tăng. Thể theo di nguyện của thầy, bà cũng cầu cho nhân sinh an lạc khi thực hiện các nghi thức cúng bái.
Một nhà sư ở chùa Ráng cho biết luôn ngưỡng mộ cách sống của bậc Trưởng lão. Chức sắc, đạo cao nhưng thầy vẫn giữ cách xưng hô “cụ và cháu” với các phật tử.
“Khi Đức Pháp chủ viên tịch, tôi cảm thấy trống trải như mặt trời đã khuất bóng. Tấm gương của thầy là động lực nhắc nhở tôi trên con đường tu học”, nhà sư xúc động nói.

Đức Pháp chủ uy nghiêm nhưng giản dị​

Nhớ lại những lần được gặp gỡ Đức pháp chủ, chị Trần Kim Thanh, cựu phóng viên Truyền hình An Viên và cũng là một Phật tử, cho biết ấn tượng của chị về thầy từ trước đến nay vẫn là một vị sư giản dị, thanh đạm nhưng vẫn rất uy nghiêm. Những ai được dự các buổi khai thượng hạ có cụ đến khai giảng sẽ may mắn được nghe giảng về Phật pháp.
“Cụ khiến người khác phải khâm phục vì ở tuổi cao nhưng rất thông tuệ, trí tuệ của cụ sáng ngời. Dù hơn 100 tuổi, cụ vẫn có giọng nói sang sảng khi giảng về lý lẽ và triết lý của Phật giáo, chỉ cần đứng gần là có thể nhận thấy được năng lượng đặc biệt tỏa ra từ cụ”, chị Thanh nói.
Theo chị, người bình thường nếu có cơ duyên được nghe vị Trưởng lão Hòa thượng giảng Phật pháp cũng sẽ thấy sáng láng, dễ hiểu. Cụ làm cho Phật pháp dù cao siêu nhưng lại trở nên gần gũi, đi thẳng vào lòng người. Đây là điểm chị Thanh rất khâm phục.
Nhắc về những kỷ niệm, chị cho biết nếu đến chùa không phải dịp lễ Tết và được ngồi ăn cơm với cụ cùng các sư vãi, phật tử trong chùa, chị cảm thấy rất gần gũi. Đại lão Hòa thượng nói chuyện bình thường, ăn mặc giống như các sư, nếu ai không biết sẽ không thể nhận ra thầy là một vị pháp chủ, người đứng đầu của Phật giáo Việt Nam mà chỉ thấy đây là một lão tăng gần gũi, yêu thương mọi người.
“Có một điều đặc biệt là ai đến gần cụ sẽ cảm nhận được năng lượng bình an rất lớn tỏa ra từ cụ”, chị Thanh nói.
Nữ cựu phóng viên cho rằng việc Đức Pháp chủ viên tịch là lẽ vô thường, cụ đã sống cuộc đời trọn vẹn, cống hiến hết mình cho Phật giáo, cho tăng ni, phật tử. Với chị Thanh, vị Trưởng lão là tấm gương sáng ngời về đạo hạnh khi không bao giờ cho mình là người quá quan trọng, luôn sống uy nghiêm nhưng giản dị, từ bi với mọi người.

"Xin các vị đừng gọi tôi là Pháp chủ"​

Ông Trần Khánh Dư, nguyên Vụ trưởng Vụ Phật giáo (Ban Tôn giáo Chính phủ), cho biết khi được giao phụ trách công tác nhân sự cho Đại hội lần hai của Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 1987, ông đã nhờ người tìm hiểu về những người tu hành có trình độ uyên bác về Phật học, Hán học để tham gia Hội đồng trị sự. Được người quen dẫn đường, ông đến gặp thầy Tuệ ở chùa Ráng.
“Hồi đó, đường vào chùa rất khó khăn, gập ghềnh. Khi đến nơi, tôi rất bất ngờ khi thấy cụ ở một gian phòng nhỏ, giản dị, xung quanh chùa là cánh đồng”, ông Dư kể lại và cho biết ngay từ lần đầu gặp, ông đã thấy thầy Tuệ là người uyên bác nhưng cách sống rất khiêm nhường.
Thời điểm đó, Hòa thượng Thích Phổ Tuệ vẫn là trụ trì của ngôi chùa nhỏ ở ngoại thành Hà Nội. Hàng ngày, ngoài việc đọc kinh sách, thầy còn cày ruộng, trồng rau. Ông chọn tu hành ở những nơi dân dã và thích cuộc sống vùng thôn quê.

Nguyên Vụ trưởng Vụ Phật giáo xúc động viết trong sổ tang tại lễ viếng cố Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ. Ảnh: Đức Anh.
tang le co phap chu Thich Pho Tue anh 2

tang le co phap chu Thich Pho Tue anh 2
Nguyên Vụ trưởng Vụ Phật giáo xúc động viết trong sổ tang tại lễ viếng cố Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ. Ảnh: Đức Anh.
Sau đó, qua lời mời của ông Dư, thầy Phổ Tuệ dịch cuốn Kinh Bát Nhã để đăng trên nội san của Tạp chí nghiên cứu Phật học. Năm 1987, trong một lần gặp ông Dư, cố Hòa thượng Thích Thiện Siêu, khi đó là Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, bày tỏ mong muốn đưa thầy Tuệ tham gia hoạt động quản lý của giáo hội. Đây cũng là cơ duyên để Hòa thượng Thích Phổ Tuệ tham gia vào Hội đồng Trị sự.
Ông Dư nhớ đến lần tới dự lễ kỷ niệm và thăm vị Đức Pháp chủ vào 10 năm trước. Khi đó, một phóng viên đã chụp lại bức ảnh giữa hai người và gọi tên bức ảnh là “người xưa”. Ông Dư sau đó đã viết thơ để nhớ đến kỷ niệm này: Người xưa nhưng đã xưa đâu/Vẫn còn tại thế, vẫn câu ân tình/Vẫn còn trong cõi nhân sinh…
“Hôm qua, nhận được tin từ Ban Tôn giáo Chính phủ, tôi cố gắng xuống đây dù tuổi đã cao, sức đã yếu để thắp cho cụ nén hương. Tôi nhớ nhất lời cụ dạy rằng: Không có trí tuệ, không có đạo hạnh thì dạy ai”, ông Dư nói.
Khi còn sống, Đức pháp chủ được nhiều người tôn kính vì dù trí tuệ xuất chúng, ông lại giữ lối sống dung dị, an bần. Kể từ khi xuất gia đến những ngày cuối đời, ông sống theo mong muốn từng bày tỏ: "Suốt đời tôi chỉ mong được niệm Phật, cầu kinh, không mong cầu danh lợi... Xin các vị đừng gọi tôi là Pháp chủ mà hãy cứ nhìn tôi như một lão tăng thanh bần sống trong ngôi chùa làng là tôi mãn nguyện".
Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ thế danh là Bùi Văn Quý, sinh ngày 12/4/1917 tại thôn Phùng Thiện, xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Ông xuất gia năm 1923 tại chùa Quán, xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
Ông là Đức Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam; nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự; nguyên Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Hà Tây (nay là TP Hà Nội); Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Viện chủ Tổ đình Viên Minh (chùa Ráng).
Do tuổi cao sức yếu, Đại lão Hòa thượng đã viên tịch vào lúc 3h22 ngày 21/10 tại Tổ đình Viên Minh (chùa Ráng), trụ thế 105 năm.
 
''Sư là khuôn mẫu, mô phạm của loài người, chí ít là trong cộng đồng người. Nếu không có đạo hạnh, không có trí tuệ thì lấy gì mà dạy người? Lấy gì làm gương tốt để mọi người noi theo ?'' Trích dẫn lời Lão tăng Thích Phổ Tuệ
Như vậy giá trị của các bậc chân tu là giá trị về mặt tinh thần, thước đo khuôn mẫu về đạo đức để chỉ lối khơi dậy tâm thiện lương của loài người. Như thế thì Thế giới này tuy phát triển chậm đi một chút nhưng sẽ ko có chiến tranh, không có thiên tai, dịch bệnh do môi trường bị hủy hoại, tuổi thọ con người cao hơn, sống vui vẻ chan hòa với thiên nhiên hơn. Và quan trọng là loài người sẽ không có nguy cơ bị diệt vong bởi chiến tranh hạt nhân như hiện nay
Và cũng đéo có động cơ đốt trong, đéo có điện, điện thoại, internet,... để các con giời ngồi nhà mà bàn luận chuyện thế giới và tán phét thế này. Mâu thuẫn lợi ích dẫn đến xung đột là tất yếu để xã hội loài người phát triển. Đéo khác được đâu dù loài người có văn minh đến đâu đi chăng nữa. Hiểu chửa con giời?
 
Và cũng đéo có động cơ đốt trong, đéo có điện, điện thoại, internet,... để các con giời ngồi nhà mà bàn luận chuyện thế giới và tán phét thế này. Mâu thuẫn lợi ích dẫn đến xung đột là tất yếu để xã hội loài người phát triển. Đéo khác được đâu dù loài người có văn minh đến đâu đi chăng nữa. Hiểu chửa con giời?
Mâu thuẫn xung đột do xã hội phát triển quá nhanh, cần tranh cướp tài nguyên, dẫn đến xung đột lợi ích. Đãng nhẽ song song với đó là đạo đức con người cũng phải phát triển nhanh tương đương thì tranh chấp sẽ cực ít và giảm về mức thiệt hại thấp nhất. Vậy mà đạo đức con người trong thế giới này dường như phát triển ngược, thế giới càng ngày càng đảo điên, con người tự hủy là điều sớm thôi.
Hãy tưởng tượng viễn cảnh một ngày nào đó, thời khắc trước lúc toàn nhân loại diệt vong, loài người sẽ nhìn lại thứ cuộc sống phát triển như thế dẫn đến ngày diệt vong như này có đáng ko, hay là ko cần phát triển như này nữa, nhân loại cứ sống hiền lành tuy khổ cực nhưng chan hòa giữa thiên nhiên như các bậc chân tu có phải mãi mãi trường tồn.
Loài người tham vọng quá lớn, từ đó dã tâm wuas nhiều. Khoa học kỹ thuật có phát triển như nào đi chăng nữa thì cũng chỉ loanh quanh trong hệ mặt trời, ra đến dải Ngân hà này là cùng, ko bằng hạt cát trong vũ trụ vô hạn này. Loài người cần phải hiểu đc sự giới hạn của mình. Từ đó tập trung về các vấn đề nhân sinh ngay trong trái đất này hơn là đi nghiên cứu vũ trụ.
Vậy nên tu hành là một nốt trầm trong bản nhạc sôi động của Thế giới đảo điên
 
Tao xem gọi hồn thấy có người dưới âm bảo vì bọn đệ tử đ làm theo lời đại lão căn dặn tránh tổ chức linh đình mà đại lão vẫn bị đầy địa ngục tu tiếp chứ chưa về cõi phật đc , toàn lũ đệ tử ngu hại thầy
 
Tao xem gọi hồn thấy có người dưới âm bảo vì bọn đệ tử đ làm theo lời đại lão căn dặn tránh tổ chức linh đình mà đại lão vẫn bị đầy địa ngục tu tiếp chứ chưa về cõi phật đc , toàn lũ đệ tử ngu hại thầy
Hêh thiên ma 3 tuần :)) kệ bọn vô đạo ,bọn múa quạt, bọn đóng đinh :))
 
Tao xem gọi hồn thấy có người dưới âm bảo vì bọn đệ tử đ làm theo lời đại lão căn dặn tránh tổ chức linh đình mà đại lão vẫn bị đầy địa ngục tu tiếp chứ chưa về cõi phật đc , toàn lũ đệ tử ngu hại thầy
Hêh thiên ma 3 tuần :)) kệ bọn vô đạo ,bọn múa quạt, bọn đóng đinh :))
Hồn gì nữa, mấy con yêu ma quỷ quái nhập hồn giả danh nhằm phá hoại chánh pháp thôi, làm sao qua đc con mắt thiên nhãn thông của các bậc thiện tri thức chứ. Đại lão hòa thượng ngài vãng sanh cực lạc lâu rồi, dăm ba cái trở ngại cuối cùng kia ko hề ảnh hưởng công phu tu hành 100 năm nhé, nó chỉ như là kiếp nạn thứ 81 của Đường Tăng trước khi lấy đc chân kinh thôi.
 
Top