Giày chạy bộ - trao đổi kinh nghiệm.

Dãn xong phải tắm. Mà tắm thế này: tắm nước nóng, thật nóng 5-10 phút, xả lại bằng nước lạnh, thật lạnh 5 phút. Cái ấy làm mềm cơ bắp hiệu quả kinh khủng.
Mày ơi tắm nóng lạnh thế này liệu có dính cảm không vậy. Thấy chỗ này hơi ngược khoa học xíu. Nếu có dẫn chúng thì tốt. Tại tao tìm thì chỉ tắm một trong 2 loại thôi chứ chưa thấy tài liệu nào kết hợp.
 
Sửa lần cuối:
Kệ cl, m cứ tưởng tượng trong một buổi chạy m tiếp chân ít nhất 9k+ bước chân, nghĩa là chỗ m bị đau sẽ tiếp tục đau ít nhất 4k5+ lần thì càng ngày nó càng nặng.
Cái m cần là chỉnh form chạy. Riêng bản thân t chạy là tiếp đất = phần trên của lòng bàn chân.
Hạn chế tiếp đất = gót nhé.
Đợt nọ t đi bộ cùng vợ độ 2 tuần mỗi ngày 6 cây bằng đôi giày mới lại tiếp bằng gót chân. T bị đau từ đấy. H bắt đầu chạy thì chỉnh form . T theo nhịp 3-3
 
Tao làm văn phòng từ xưa chả vạn động mấy.
Mấy nay tập chạy mà đau hết ở khu dưới bắp chân là sao mày. Càng chạy nó càng đau tức dứoi bắp chân.
1. Khởi động kỹ
2. Chạy về đi bộ rồi dãn cơ
2 cái này mày tìm trên mạng
3. M xưa h ít vận động, đừng ham quá nhiều . Nên nhớ thể thao là cả đời, m chấn thương cái thì laii tiếc.
4. Chạy chậm lại bước vừa đủ. Mới thì chạy ngày nghỉ 1 ngày cũng được
 
Mày ơi tắm nóng lạnh thế này liệu có dính cảm không vậy. Thấy chỗ này hơi nguộcbkhoa học xíu. Nếu có dẫn chúng thì tốt. Tại tao tìm thì chỉ tắm một trong 2 loại thôi chứ chưa thấy tài liệu nào kết hợp.
Mịa. Hôm nào thật căng thì về ngâm chân vào nước lạnh chứ làm éo gì có điều kiện nóng lạnh. Quan điểm của t là cứ chơi đá lạnh trước. Thích ngâm nóng thì để hôm sau
 
Đợt nọ t đi bộ cùng vợ độ 2 tuần mỗi ngày 6 cây bằng đôi giày mới lại tiếp bằng gót chân. T bị đau từ đấy. H bắt đầu chạy thì chỉnh form . T theo nhịp 3-3
Chạy sao thoải mái là được, chạy bộ là môn thiền và môn nhìn gái, không gấp.
 
Mày muốn giảm cân, mà lại có thể chạy dài, thì cách tốt nhất là chạy thật chậm. Siêu chậm, nhanh hơn đi bộ một tí thôi, kiểu pace 8, pace9; nhưng phải chạy cực lâu. Chạy ít nhất 1 tiếng.

Và quan trọng, và khó nhất: phải cắt toàn bộ đường và tinh bột. Cắt 100%. Hãy nghĩ đến số tiền mày phải chi cho các thứ bệnh tim mạch trong tương lai, mà tương lai mà tao nói đến ở đây, là cỡ 5-7 năm nữa thôi.

Diễn đàn về gái, hãy quan tâm đến tim mạch, vì muốn nện khỏe, đầu tiên hãy có một quả tim thật khỏ

Rồi, chúc mừng con giời may mắn chưa chấn thương. Chuẩn bị đến giai đoạn nản rồi, giảm tầm 10kg nữa nó đéo xuống nữa đâu, nó cứ tằng tằng chạy ngang. Cơ thể quen với nhịp độ vận động là nó nghỉ. Muốn xuống cân nữa thì tăng cường độ và vẫn giảm ăn thì nó mới giảm tiếp. Coi chừng què là lại tăng cân đấy.
tao thì cứ khỏe là chạy, mệt là nghỉ, khỏe thì chạy nhiều, mệt thì chạy ít chứ k ép buộc 1 ngày là phải chạy bao laau hay chạy bao xa cả. nhậu nhẹt tiếp khách vẫn bình thường (vì môi trường công việc bắt buộc), còn ăn uống thì hạn chế lại rồi, chủ yếu ăn rau và thịt cá, hạn chế dầu mỡ và đường. chứ cực đoan kiêng 100% tinh bột và đường thì méo thể nào làm được.

t thì k quan trọng tới mực cực đoan phải giảm cân tới mức nào đó. cứ khỏe mạnh bền bỉ dẻo dai hơn trước đây là được.

sáng nay vui vui trong người làm phát 6km không nghỉ giữa đường, pace 6:39 :))
 
Mày nói đúng, nhưng không đủ.

ĐM, định đi ngủ mà uống vật vờ với nghe nhạc cũ lại tỉnh, bèn chui vào nói phét.

Đúng là phải cân bằng nạp vào và tiêu hao. Cơ mà đám đường và tinh bột cung cấp một lượng năng lượng quá lớn, quá nhiều, quá nhanh mà gan không thể nào giải tán được, cho nên hoạt động cỡ nào cũng vẫn thừa. Thừa, gan không lọc được, thì tích thành mỡ nội tạng.

Ví dụ hôm nay, tao chạy nhẹ 5km, pace 5:40, mà tiêu hết có 319 calories. Mày hãy tưởng tượng, một bát cơm bình thường, chưa tính thức ăn, cũng đã hơn chỗ ấy, vì gạo lắm đường kinh khủng.

Tao trải qua bao đau khổ từ năm 2011 đến giờ, nên tao cứ nói thế thôi. Bọn mày tin hay không thì tùy tâm. Không cần tranh luận, mày ạ.

Tao, giờ chỉ nghĩ là có gì hay ho tốt đẹp thì chia với anh em, chứ không muốn tranh luận mấy.
ok tml. cứ nghe theo cơ thể mà vận động thôi.
 
Mày nói đúng.
Nhưng đó là với những người tập luyện chuyên sâu, họ có đội ngũ theo dõi và ghi lại số liệu rồi tính toán hiệu quả cho mày. Còn đối với dân nghiệp dư, thì việc áp dụng các công thức tính toán vào chắc chắn sẽ tạo ra những chênh lệch với khả năng thực tế của mình. Vì mỗi người có một cơ thể, sức khoẻ, độ dẻo dai và khả năng chịu đựng khác nhau.
Cái công thức 220-số tuổi mà mày đưa ra nó cũng chỉ mang tính tương đối vì nó gần đúng với số lượng nhiều người. 1 VĐV chuyên nghiệp của Việt Nam tham dự Tiền Phong Marathon sau khi public tracklog cho thấy HR bình quân trên 190 Vậy câu hỏi ở đây là nếu áp dụng công thức trên cho cô ấy thì liệu cơ thể có thể duy trì nhịp độ đó cho 42km hay không? Và nếu áp lại ngược cho người nghiệp dư cho mình thì với max HR như vậy thì mình duy trì được trong bao lâu.
Kết lại là ý tao vẫn chỉ muốn nói là thực tế mình là người chạy nghiệp dư, có mỗi cái đồng hồ để đo pace, HR (đo ở đồng hồ còn ko chính xác 100%), cadence. Mình chạy cũng chả phải để đua với ai, lấy thành tích gì. Vậy sao không giảm sự quan tâm cho mấy cái gọi là “thông số” lằng nhằng đó lại, mà tận hưởng cái vui, cái thích thú khi chạy bộ, cảm nhận môi trường xung quanh để thực sự yêu cái chạy bộ này hơn! :))
À đúng rồi. Mày nói đúng.

Nhưng mà sai ở chỗ là lại sa đà vào tranh luận cái nào đúng như bên cái chỗ tranh luận về xe điện.

Cái tao đưa ra là lời khuyên cho riêng thằng trai Ban Mê Thuật @nguyenbinhan.bmt thôi. Tao trả lời câu hỏi của nó là "nên thế nào", chứ có áp đặt kinh nghiệm của ai cho ai đâu.

hơn nữa, lời khuyên của tao là cho quá trình tập luyện, dùng công thức nào. Còn ví dụ mày đưa ra lại là một sự kiện duy nhất, trong ngày thi đấu. Ngày thi đấu thì chạy all out, quan tâm gì đến tim max với tim min. So sánh thế tao thấy, về phương pháp, chưa được đúng lắm.

Cái vụ tim trăm chín kia thì dễ giải thích thôi: nó guồng lên pace 3:30 thì tim lên đến đấy là phải. Mà nó làm được thế, là vì nó cũng tập với cái lý thuyết kia, chạy chậm với tim thấp thật nhiều, để quả tim quen với việc hoạt động khác thường trong một thời gian dài, cụ thể là khoảng 2h30 đến 3h mà ko ngưng tim.

Với cuối cùng, mấy cái nào huyên thuyên, chả phải kinh nghiệm của tao mầy mò ra đâu. Tao đọc chán các thứ 7-8 năm nay, rồi tập theo, thấy thực tế giống trong sách, thì giờ nói lại thôi. Không áp đặt gì đâu mày.

(Nói nhỏ: công nhệ đo HR bằng ánh sáng laser tren garmin bây giờ chính xác gần tuyệt đối đấy. Cadence thì đồng hồ không đo được, nhưng cài thêm cái running pod bé bằng đầu ngón tay vào mép quần cũng cho số đo gần tuyệt đối. Cái duy nhất bọn nó bốc phét là cái VO2max thôi)
 
À đúng rồi. Mày nói đúng.

Nhưng mà sai ở chỗ là lại sa đà vào tranh luận cái nào đúng như bên cái chỗ tranh luận về xe điện.

Cái tao đưa ra là lời khuyên cho riêng thằng trai Ban Mê Thuật @nguyenbinhan.bmt thôi. Tao trả lời câu hỏi của nó là "nên thế nào", chứ có áp đặt kinh nghiệm của ai cho ai đâu.

hơn nữa, lời khuyên của tao là cho quá trình tập luyện, dùng công thức nào. Còn ví dụ mày đưa ra lại là một sự kiện duy nhất, trong ngày thi đấu. Ngày thi đấu thì chạy all out, quan tâm gì đến tim max với tim min. So sánh thế tao thấy, về phương pháp, chưa được đúng lắm.

Cái vụ tim trăm chín kia thì dễ giải thích thôi: nó guồng lên pace 3:30 thì tim lên đến đấy là phải. Mà nó làm được thế, là vì nó cũng tập với cái lý thuyết kia, chạy chậm với tim thấp thật nhiều, để quả tim quen với việc hoạt động khác thường trong một thời gian dài, cụ thể là khoảng 2h30 đến 3h mà ko ngưng tim.

Với cuối cùng, mấy cái nào huyên thuyên, chả phải kinh nghiệm của tao mầy mò ra đâu. Tao đọc chán các thứ 7-8 năm nay, rồi tập theo, thấy thực tế giống trong sách, thì giờ nói lại thôi. Không áp đặt gì đâu mày.

(Nói nhỏ: công nhệ đo HR bằng ánh sáng laser tren garmin bây giờ chính xác gần tuyệt đối đấy. Cadence thì đồng hồ không đo được, nhưng cài thêm cái running pod bé bằng đầu ngón tay vào mép quần cũng cho số đo gần tuyệt đối. Cái duy nhất bọn nó bốc phét là cái VO2max thôi)
Tao đọc thấy nói là VO2max nó tính ngược từ pace, HR các kiểu lằng nhằng ra nên ko chuẩn. Nó tính VO2max tao là 58 mà tao nghĩ tao ko đạt tầm đó :))
 
tiện cho t hỏi thằng nào dùng quần i love run rồi sài thêm bình nước mềm chưa nhỉ, t thích chạy ngoài đường ,không phải vòng như svđ ( thật ra địa phương có mà bé ) nên éo để nước được
 
tiện cho t hỏi thằng nào dùng quần i love run rồi sài thêm bình nước mềm chưa nhỉ, t thích chạy ngoài đường ,không phải vòng như svđ ( thật ra địa phương có mà bé ) nên éo để nước được
Tốt nhất là đéo đeo cái gì hết, khó chịu bỏ mẹ. Tao chạy hm không cần uống nếu không có, nếu gặp nhà dân thì tạt vào xin ngụm nước là xong.
 
91CE2VENtrL._AC_UL1500_.jpg

Ngày xưa thích đôi này ...
 
Ko hiểu, nhưng ko cần giải thích
Vợ ko thích thịt quay nhưng ra chờ ra miếng heo quay đầu tiên, giòn tan cả 45p để mua cho chồng chỗ thịt quay nhiều bì giòn uống rượu ngay. Nghĩ lúc xưa nó dám đặt Spacy cho mình đánh bạc nước mắt cay cay.
 

Attachments

  • IMG_20210927_165531.jpg
    IMG_20210927_165531.jpg
    4.7 MB · Lượt xem: 4
Chào các chú, em sinh 97, có sở thích chạy bộ, nên đăng bài hội họp anh em chú bác có chung sở thích đam mê vào thảo luận , TOPIC chủ yếu là GIÀY !!!
Em đang muốn mua 1 đôi Acics Gel 21, bác nào đã thử chưa review cho em và mọi người cảm nhận với.
Ngoài ra, đôi giày các bác ưng nhất là em nào, cùng thảo luận nhé, để cùng đưa xamvn đến với 1 bộ môn thể thao đơn giản và rèn luyện sức khỏe.
T chơi bóng chuyền, chạy bộ cũng đang đi ascis gel t chơi sân nhựa đường. Asics thì êm. Bám tốt nếu sân khô mà mau mòn đế quá. Tầm 4 5 tháng là mòn tới phần gel luôn.
 
Top